1. Gỏi cá mú
Gỏi cá Mú Anh Khôi là loại đặc sản miền bắc.
Nguyên liệu: Cá mú sống đặc biệt sạch, Riềng, Thính
Nước chấm (Chẻo) bao gồm: Cá băm, riềng, mẻ, mắm tôm được trộn với công thức đặc biệt của quán Anh Khôi tạo nên một hương vị rất riêng, ngon miệng, đã được nhiều thực khách đánh giá rất ngon.
Rau Ăn Kèm: Lá sung, la đinh lăng, lá cúc tần, lá vọng cách, lá húng dúi, lá ngò gai và bao gồm ớt, tỏi, hành, riềng xắt lát, mắm tôm tươi và muối hạt bên ngoài.
2. Sashimi cá mú
Ăn kèm: Wasabi tươi, gừng hồng nhập khẩu từ Nhật Bản, nước tương, lá tía tô Việt Nam
Sashimi, đặc biệt là các loại sashimi cá hồi, cá ngừ…giàu Omega-3, DHA đặc biệt tốt cho sự phát triển não bộ ở trẻ. Giúp trẻ không chỉ thông minh hơn mà còn sở hữu đôi mắt sáng hơn, khỏe hơn.
Hàm lượng chất oxy hóa carotenoid dồi dào ở trong sashimi sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của các gốc rễ lão hóa, tránh gây hại cho làn da. Không chỉ vậy, sashimi là một trong những thực phẩm giữ gìn vóc dáng, giảm cân tuyệt vời cho phụ nữ.
Các axit béo không bão hòa trong các loại sashimi cá có thể làm giảm cholesterol, giảm viêm (tình trạng viêm gây tổn hại các mạch máu và dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa). Nó còn giúp giảm triglycerides, giảm huyết áp, giảm đông máu, giảm nguy cơ đột quỵ và suy tim, điều hòa nhịp tim, đặc biệt ở nam giới trung niên.
3. Cháo cá mú
Cá mú có môi trường sống vô cùng đa dạng, những dòng cá mú nhỏ thường sống ở khu vực cửa sông, nơi có nhiều cát bùn hoặc trong những khu rừng ngập mặn. Những loài cá mú có kích thước lớn thường sống ở khu vực quanh các rạn san hô, các dãy đá ngầm nơi vùng nước ấm. Tại Việt Nam, cá mú xuất hiện nhiều nhất là ở vùng biển thuộc Bắc bộ và Trung bộ. Từ cá mú người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon bổ, có tác dụng cải thiện chiều cao, cân nặng cho trẻ.
Đối với trẻ em suy dinh dưỡng, khó lên cân, bà con ta thường nấu cháo cá mú tẩm bổ cho các cháu. Lấy cá mú, gạo mới, đậu xanh, hành hoa, giá đậu, rau mùi, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu ăn. Cháo cá mú có tác dụng kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết, trị tỳ hư, trẻ em còi, người lớn khó lên cân, mắc các chứng hư nhược gầy sút đều có thể dùng được.
Để củng cố gân xương cho trẻ, cuối tuần mẹ có thể cải thiện bằng cách nấu lẩu cá mú. Lấy cá mú làm sạch, đậu phụ, xương heo, cà chua, nấm rơm, rau ăn lẩu, cải canh, xà lách, cải xoong, hoa chuối, rau đắng, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Món ăn này có công dụng bổ khí huyết, dưỡng gân xương, giúp trẻ khỏe mạnh, đặc biệt tốt với trẻ ưa hoạt động thể thao.
Đối với các cháu ăn ngủ kém có thể nấu canh cá mú hoa lý. Lấy cá mú, hoa lý, hành, gừng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món ăn này có tác dụng bổ khí huyết, trị chứng mệt mỏi, ăn ngủ kém, khó lên cân. Đối với những cháu chậm lớn, mỗi tuần mẹ có thể làm 2-3 lần món cá mú sốt chua ngọt: Cá mú chiên vàng; hành tây, cà chua, thơm, củ kiệu, ớt xanh thái hột lựu trộn gia vị, phi thơm thành sốt sền sệt rưới lên cá. Món ăn giúp bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết, trẻ ăn món này thường xuyên vừa mau lớn vừa chắc gân xương.
Cá nói chung cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Những chất quan trọng nhất có trong cá là axit béo omega 3, DHA và EPA khó có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Cá cũng chứa ít chất béo bão hòa và giàu chất đạm, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác. Đối với cá mú, hàm lượng dinh dưỡng nhìn chung rất cao. Thịt cá mú giàu protein, vitamin B2, D, E, PP và khoáng chất Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca, dùng rất tốt cho trẻ em còi, người lớn gầy, thai nhi chậm phát triển, gân xương yếu, phù thũng, suy nhược. Vì vậy ở những nơi có nhiều loại cá này, mẹ có thể tăng cường chế biến cá thành nhiều món ăn giúp trẻ dễ ăn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất để trẻ mau lớn.